Giới thiệu một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Ngày đăng: 13-12-2016
Lượt xem: 8837
1- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh .
2- ĐỒNG NAI:
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ có diện tích 5.903,940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2007 là 2.281.705 người, mật độ dân số: 386,511 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2007 là 1,162%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa- là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã Long Khánhvà 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dươngvà tỉnh Bình Phước, Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
3- BÌNH DƯƠNG
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên khoảng 2.695,54km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), có toạ độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đông: 106045' - 107067'30". Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 6 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình Dương.
4- BÀ RỊA -VŨNG TÀU:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía Nam giáp Biển Đông.
Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1 . 975 , 14 km2. Dân số tại thời điểm điều tra năm 2000 là 821.000 người, mật độ dân số 416 người/km2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vi hành chính, gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xă Bà Rịa, các huyện: Long Điền, Đất Đỏ , Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo.
5- LONG AN
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng Bằng song Cửu Long song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ …. Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
- Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.
6- BÌNH PHƯỚC
Tỉnh Bình Phước được Chính phủ bổ sung vào nhóm các tỉnh trong vùng kinh tế động lực phía Nam từ năm 2003.
Bình Phước là tỉnh miền núi, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 240 km, là cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ với Tây nguyên, được tái lập ngày 01/01/1997.
Bình Phước nằm ở vĩ độ từ 11 0 22' đến 12 0 16 ' Bắc, Kinh độ từ 102 0 8' đến 107 0 28' Đông.
Bình Phước có tổng diện tích 685599 ha, trong đó đất ở 5251 ha, đất nông nghiệp 431751 ha, đất lâm nghiệp 187599 ha, đất chuyên dùng 26133 ha, đất chưa sử dụng 34865 ha. Gần 50% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Phước là rừng và đất rừng; quỹ đất lớn, chất lượng tốt, trong đó đất đỏ bazan chiếm gần 1/2 diện tích, là điều kiện tốt để tỉnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Dân số hiện nay khoảng 653926 người.
Trên địa bàn Bình Phước có hai sông lớn, Sông Sài Gòn chảy ở phía Tây tỉnh với chiều dài 135 km, là ranh giới tự nhiên giữa Bình Phước với Tây Ninh; phía Đông tỉnh có sông Bé, chảy theo hướng Bắc Nam rồi đổ vào sông Đồng Nai. Bình Phước không chỉ là địa phương có nhiều cảnh quan tự nhiên còn đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, hồ Sóc Xiêm, núi Bà Rá... mà còn là một trong những địa phương có nhiều địa danh gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trên địa bàn Bình Phước có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng đông nhất là người Kinh và người Xtiêng. Người Xtiêng là dân tộc bản địa chính của Bình Phước và Bình Phước cũng là địa bàn sinh sống tập trung của người Xtiêng.
Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Bình Phước có trên 63,7 nghìn người Xtiêng, chiếm 9,7% dân số toàn tỉnh và chiếm 95,4 % tổng số người Xtiêng của cả nước. Hiện nay, Bình Phước có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Đồng Xoài và 7 huyện : Đồng Phù, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bình Long, Bù Đốp, Chơn Thành với hơn 80 xã, phường và thị trấn.
7- TÂY NINH
Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ , diện tích: 4.035,45 km2 , tọa độ từ 100 57’08” đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc của tỉnh Tây Ninh giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tây Ninh là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45km2, dân số trung bình: 1.053.278 người (năm 2007), mật độ dân số: 261 người/km2, mật độ dân số tập trung ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: các huyện Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
Các dân tộc chính ở Tây Ninh là dân tộc Kinh (chiếm 98%), còn lại là dân tộc thiểu số (chủ yếu là Khơme, Hoa, Chăm) Tây Ninh có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện, gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 99km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22 và cách thủ đô Hà Nội: 1809km theo quốc lộ số 1.
8- TIỀN GIANG
Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc Đồng bằng sông Cửu Long, trong tọa độ 105050’ – 106o45’ độ kinh Đông và 10o35’ - 10o12’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh , phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích tự nhiên là 2,481.8 km2.
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Tiền Giang có 7 huyện, TP.Mỹ Tho và thị xã Gò Công. Dân số 1,698,851người, mật độ 685người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số.
Địa hình Tiền Giang tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km và là cửa ngõ ra Biển Đông với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản ( nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển. (TTQH)